Showing posts with label Cây thuốc chữa bệnh. Show all posts
Showing posts with label Cây thuốc chữa bệnh. Show all posts

Bài thuốc thần kỳ cứu sống nhiều người bị chó cắn đã phát dại

Nhiều người bị chó dại cắn đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì 1 tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ.


Lá mãng cầu xiêm - một trong 10 vị của bài thuốc chữa bệnh chó dại cắn.
Hơn 10 năm trong nghề là chừng ấy thời gian vị lương y này đã đem y đức của mình giúp biết bao bệnh nhân bị chó dại cắn khỏi bệnh. Hầu hết, họ, người bị chó dại cắn, tìm đến không chỉ ở tiếng tăm của ông với bài thuốc gia truyền “có một không ai” mà trên hết là tấm lòng, sự chu đáo, ân cần và cái nghĩa tình của một người thầy thuốc. Ông là lương y Lê Văn Sơn (SN 1965, ngụ tại thôn Thủy Tú 1, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
Lật cuốn sổ ghi chép bệnh nhân đến thăm khám dày cộm, ông Sơn không sao đếm được mình đã cứu chữa cho biết bao con người bị chó dại cắn. Bài thuốc chữa bệnh chó dại cắn và tên tuổi của lương y Lê Văn Sơn đã nức tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Có nhiều người bệnh từ Hà Nội, Bắc Giang, Cà Mau, Vũng Tàu… cũng tìm đến nhờ ông cứu giúp. “Nhiều người đến đây đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì có thể một tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ sau là khỏi bệnh, nhưng tốt nhất nếu người đã phát dại thì nên ở nhà vì người phát dại rất sợ gió, ánh sáng. Vì thế, có thể nhờ người thân đến mang thuốc về nhà uống” – ông Sơn bộc bạch.
Bài thuốc của ông Sơn có tổng cộng 12 loại lá cây, trong đó lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ kết hợp lại có tác dụng chữa độc chó cắn. Ngoài ra nó cũng là thành phần chính để bào chế chữa độc rắn cắn. Chín loại lá khác cũng chỉ là cây cỏ trong vườn, ở đồng ruộng hay trên rừng, duy chỉ có một loại lá ở Việt Nam không có, ông phải đặt ở Trung Quốc đưa về, nếu không có loại lá thuốc này thì không thể bào chế thuốc được.
Những loại lá cây này chỉ được hái trong những ngày vào dịp Tiết Thanh Minh. Và mỗi năm chỉ có thể chế biến thuốc duy nhất một lần vào đúng ngày Hạ chí. Mười lá cây được sao khô, sau đó tán thành bột dự trữ sẵn. Hai loại còn lại là lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ đem lọc lấy nước rồi đóng chai.
Khi có người bị chó dại cắn, chỉ cần trộn đều thứ bột thuốc và nước lá tươi rồi pha loãng vào nước lọc cho bệnh nhân uống. Phần xác lá xát nhẹ lên vùng da thâm quầng do răng chó tạo ra. Còn loại thuốc để phòng ngừa thì có thêm bớt một số vị thuốc nhưng cũng đủ 12 loại thảo dược.
Mọi người dân muốn có nhu cầu chữa bệnh xin liên hệ ông qua địa chỉ nêu trên báo hoặc điện thoại số: 0982799255

(soha.vn)

Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được WHO khuyên dùng trọn đời

Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.

Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi . Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi . Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...
Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...
Rượu tỏi: Bài thuốc tuyệt vời được WHO khuyên dùng trọn đời
Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh.
Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”.

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:
Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).
Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).
Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi và uống:
Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo...
Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh - nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng. Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến.
Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...
Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi

Trà đắng chữa được nhiều bệnh?

Hiện nay trên thị trường TP.HCM xuất hiện loại trà đắng Cao Bằng được bán với giá khá cao. Nhiều người cho rằng loại trà đắng này chữa được đủ thứ bệnh. Sự thật
thế nào?
Close

Trao đổi với chúng tôi xung quanh công dụng của trà (chè) đắng, bác sĩ Lê Hùng (ảnh)

- viện phó Viện Y dược học dân tộc TP.HCM - cho biết: trà đắng (còn gọi là khổ đinh trà) thuộc chi Ilex. Người Trung Quốc thường xe lá trà thành hình cái đinh hay cuộn tròn như hòn bi. Còn trà đắng Cao Bằng chỉ có dạng hình đinh.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trà đắng có tác dụng tản phong nhiệt, làm sáng đầu óc và mắt, giải độc, dùng để chữa cảm mạo, viêm mũi, ngứa mắt, đỏ mắt và nhức đầu, làm nhẹ cơn ho, chữa viêm cuống phổi, làm dịu chứng run cơ và giảm khát. Đặc biệt khi bị sốt hay tiêu chảy nặng, trà đắng giúp tăng cường tiêu hóa, cải thiện tinh thần và giúp trí nhớ.

Ngoài ra, những nghiên cứu mới còn cho thấy trà đắng giúp lưu thông tuần hoàn, giảm áp huyết, giảm mỡ trong máu (kể cả cholesterol), ngăn chặn suy thoái chức năng tim và não, giữ trọng lượng hợp lý cho cơ thể. Người mới uống trà đắng trong tuần đầu thường đi tiêu nhiều lần trong ngày, nhưng phân chặt chứ không lỏng như bị tiêu chảy.

Về nghiên cứu công dụng trị bệnh của trà đắng tại VN, theo BS Lê Hùng, cho đến thời điểm hiện tại VN chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về công dụng điều trị bệnh của trà đắng được công bố. Song, tính chất chung của trà là hàn (lạnh) nên không phải ai dùng cũng phù hợp.

http://www.vatgia.com/pictures_fullsize/iun1220776719.jpg

Vẫn theo BS Hùng, khi dùng trà đắng thường xuyên thì chỉ nên sử dụng 2-3 cọng cho một ấm trà dùng trong một ngày. Vừa dùng vừa đánh giá sự biến chuyển của cơ thể mình theo hướng tốt hay xấu. Nếu dùng lâu dài nên được thầy thuốc theo dõi.

Ngoài ra, để hướng dẫn người dân sử dụng trà đắng một cách đúng đắn, hiệu quả và hợp lý, những cơ quan chuyên môn cũng cần có những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về tác dụng điều trị bệnh của loại trà này.

BS Lê Hùng còn cho biết thêm: trà dùng để uống có rất nhiều loại, gồm trà thông thường (Camellia sinensis), trà bông, trà dây, trà rừng và trà vằng. Mỗi loại trà có tác dụng khác nhau, nhưng nói chung có thể điều trị một số bệnh về rối loạn chức năng thông thường. Trà tươi còn có vitamin C cao, giúp tăng sức đề kháng, chống bệnh tật. Vì vậy, trà được dùng trong các trường hợp tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt, ngộ độc rượu... Cũng có thể dùng trà đặc rửa vết thương hoặc lở loét.

Tuy nhiên trà vẫn có những tác dụng phụ, nếu uống quá nhiều có thể làm giảm thiểu lượng vitamin B1 trong cơ thể, gây thiếu vitamin B1 trầm trọng ở một số người. Nếu sử dụng lâu dài với liều cao, trà có thể gây nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, gây kích thích thần kinh (căng thẳng, bứt rứt). Trà còn gây khó ngủ, do đó không nên uống vào buổi tối và không nên uống trà quá đậm đặc.

Cây chó đẻ răng cưa trị viêm gan virut B

Cây chó đẻ răng cưa trị viêm gan virut B
Cây chó đẻ răng cưa.
KTNT - Bệnh viêm gan do virut, đang là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay. Như ta đã biết có tới 6 loại virut viêm gan: A, B, C, D, E, G. Trong đó, loại B, C, được coi là loại lây lan nhiều nhất. Trong y học cổ truyền, có phương cách dùng cây chó đẻ răng cưa để trị bệnh viêm gan virut B rất hiệu quả.

Vai trò của gan trong hoạt động sống của cơ thể

Gan giữ nhiều chức năng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Trước hết giữ vai trò chuyển hóa và tồn trữ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Quy trình Krebs, một chu trình chuyển hóa cơ bản, cũng được tiến hành chủ yếu ở gan. Thông qua đó, các thành phần dinh dưỡng: protid, lipid, glucid trong thức ăn được chuyển hóa để tạo ra năng lượng (ATP) phục vụ cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Gan tiết men, mật (acid mật) giúp tiêu hóa thức ăn, tích lũy glucogen, giúp cho việc điều hòa glucose huyết. Gan đóng vai trò giải độc cho cơ thể, thông qua cơ chế “giáng hóa”, các chất độc được tạo ra các sản phẩm ít độc và được thải ra ngoài theo đường mật và đường thận. Khi gan nhiễm virut viêm gan B (HBV), các tế bào gan sẽ bị tổn thương, làm tăng các chỉ số của enzym transaminase: ALT, AST trong máu, làm cho các hoạt động của gan bị trì trệ, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn. Khi phát bệnh, cơ thể bị sốt, đồng thời với các triệu chứng điển hình: vàng da, vàng mắt, nước tiểu đỏ, đau tức vùng hạ sườn phải... Khi đã có biến chứng chuyển thành xơ gan: bụng trướng to, đau bụng, tiêu chảy, nôn ra máu tươi, kèm theo tụt huyết áp, nặng hơn là hôn mê do suy gan nặng, suy thận cấp, lượng nước tiểu ít dần... Nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

Chó đẻ răng cưa chữa viêm gan HBV

Chó đẻ răng cưa (Phyllantus urinaria L., tên đồng danh: P. amarus, P. cantoniensis Hornem., P. alatus Blume, họ thầu dầu Euphorbiaceae), cây mang tên này vì người ta thấy những con chó sau khi đẻ thường đi ăn cây này. Cây còn có tên là diệp hạ châu, vì có các hạt tròn nằm dưới lá. Ngoài ra còn có nhiều tên khác: trân châu thảo, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu...

Chó đẻ răng cưa là cây thuộc thảo, sống hàng năm. Toàn cây có màu xanh. Thân nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành nhỏ, cao khoảng 30-50cm, có khi tới 80cm. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trông như lá kép. Phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên, không cuống hoặc cuống rất ngắn, mặt dưới màu xanh lơ. Hoa đơn tính, nhỏ, hoa đực, mọc thành chùm 2-4 hoa, dọc theo phần ngoại biên của các cành nhỏ, có 6 lá đài hình elip, hoặc trứng ngược. Có 3 nhị, chỉ nhị hợp nhất thành cột mảnh. Hoa cái cùng gốc, dọc theo phần giữa và phần dưới của cành nhỏ, có 6 lá đài hình trứng. Bầu nhụy hình trứng hay hình cầu, có 3 vòi nhụy. Hoa không cuống rất ngắn, mọc ở kẽ lá, hoặc đầu cành, màu đỏ nâu. Quả nang, hình cầu nhỏ, đường kính 2-2,5mm, màu đỏ hơi xám nhạt, xếp thành hàng dọc. Hạt hình ba mặt, hình trứng, màu nâu đỏ, hơi xám nhạt, có vân ngang. Mùa ra hoa từ tháng 4-6. Chó đẻ răng cưa mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Hiện đã được trồng với diện tích lớn để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc trị viêm gan.

Chó đẻ răng cưa chứa thành phần hóa học gì?

Trong chó đẻ răng cưa có các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.

Các nhà khoa học đã chứng minh dịch chiết của Phyllantus, có tác dụng ức chế mạnh HBV, thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (ADNpolymerase) của HBV, làm giảm HbsAg và Anti- HBs.

Cây cam kiềm có hình dáng rất giống cây chó đẻ răng cưa.

Công dụng của chó đẻ răng cưa

Chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn; có thể dùng đắp ngoài, uống trong; đặc biệt còn dùng trị sốt, lợi tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da. Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng cây thuốc này để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng vị thuốc này. Để trị viêm gan vàng da, có thể dùng chó đẻ răng cưa 40g, mã đề 20g, dành dành 12g, sắc uống. Trên thị trường Việt Nam cũng có nhiều chế phẩm trị viêm gan do HBV, trong thành phần có chó đẻ răng cưa. Ngoài ra, còn dùng chữa lở loét, mụn nhọt không liền miệng: Lá chó đẻ răng cưa, lá thồm lồm ăn tai, lượng bằng nhau, đinh hương 1 nụ, giã nát, đắp vào chỗ đau.

Người ta cho rằng chó đẻ răng cưa có tác dụng ức chế mạnh HBV- DNA (virut viêm gan B trên hệ mã di truyền) và làm cho virut bị đào thải, không bám vào được ADN của người. Những bệnh nhân viêm gan do HBV sau khi sử dụng thuốc có chó đẻ răng cưa, được phục hồi enzym transaminase từ 50-97%, bilirubin toàn phần trở về bình thường.

Trong khi sử dụng chó đẻ răng cưa để trị viêm gan HBV, cần chú ý phân biệt với một cây khác cùng họ, cũng mang tên chó đẻ răng cưa, còn có tên cam kiềm phyllantus niruri L., phân bố ở một số tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Hải Dương...). Về hình dạng thực vật, cây này cũng giống như cây thân xanh nói trên, song cây chỉ cao khoảng 5-10cm; thân, cành có màu tía đỏ, quả có màu đỏ. Nhân dân thường dùng toàn cây, sắc đặc lấy nước ngậm chữa đau răng lợi, hôi miệng, thông tiểu, thông sữa, đôi khi cũng dùng trị viêm gan vàng da.

Thế Giới Yêu Xe

Lượt xem

hit counters hit counter supply chain management
Bí quyết sống khỏe. Powered by Blogger.
 
© Copyright 2013 Bí Quyết Sống Khỏe